Một số Nguyên lý Cờ tướng (Phần 2)

Ở phần 1 chúng ta đã tìm hiểu một số nguyên lý cơ bản trong game cờ tướng tiếp theo là phần 2 Sanhrong.com xin giới thiệu các nguyên lý tiếp theo.

4.Nguyên lý cầu kỷ:

- Nguyên lý này đòi hỏi lòng tự tin và ý chí quyết thắng. Ta phải luôn đặt mình vào cái thế không thua trước đã. Có nghĩa là khi thấy không thể thắng được thì cố gắng thủ hòa chứ đừng để thua ngược. – “Kẻ thiện chiến biết đứng trên vị trí không thể bị bại mà không mất phần thắng”.

- Khi chơi cờ phải chiếm giữ những vị trí chiến lược quan trọng, không để đối phương khai thác bất cứ một sơ hở nào. Sau đó ta mới tìm cách tấn công đối phương, hoặc vừa thủ vừa công (Thủ để mà công, công để mà thủ). Phải thủ kĩ, tìm mọi cách thắng quân, thắng nước, lấn dần, chiếm dần ưu thế như tằm ăn dâu (ăn ít mà ăn mãi cũng hết nong dâu), đè bẹp đối phương từ từ cho đến khi toàn thắng.

Nguyên lý cơ bản cờ tướng

5 .Nguyên lý tồn toàn:
-Tồn toàn hiểu nôm na là giữ sao cho trọn vẹn. Ví dụ như cơ thể một người nếu thiếu đi một bộ phận sinh hoạt nào cũng khiến ta khó sinh hoạt và nhất định sẽ yếu thế hơn người toàn vẹn. Các quân cờ là những bộ phận thân thiết của Tướng nên quân cờ nào mất cũng làm Tướng yếu thế, dễ bị vây hãm, đánh bí
-Ở cờ Tướng, tối kỵ là để mất quân (thua quân đối phương), trừ khi đã có kế hoạch nhử cho đối phương ăn quân để ta thắng thế, thắng nước, lợi quân như “Phế Mã tranh tiên”, “Thí Pháo bắt Xe” v.v… lúc nào ta cũng nên bảo toàn lực lượng, cảnh giác việc mất quân. Nếu lực lượng tấn công bị mất một vài quân sẽ giảm hiệu năng kỳ chiến. Nếu lực lượng phòng thủ cũng bị mất đi vài quân như Sĩ, Tượng thì thật khó giữ an toàn cho Tướng. Trong cờ Tướng, có sức mạnh tổng hợp nhờ sự liên hoàn hỗ trợ lẫn nhau. Nếu còn đủ Sĩ, Tượng thì một Xe khó thắng được. – “Tướng, Sĩ, Tượng toàn đơn Xa bất sát” là như vậy. Trong một ván cờ từ khai cuộc đến kết cuộc hẳn phải có nhiều quân cờ bị mất, nhưng sự hy sinh mất mát đó phải có lợi cho ta (lợi quân hoặc lợi nước) hơn đối phương mới được.
Chúc các bạn giải trí vui vẻ.

6. Nguyên lý tồn toàn:

- Tồn toàn hiểu nôm na là giữ sao cho trọn vẹn. Ví dụ như cơ thể một người nếu thiếu đi một bộ phận sinh hoạt nào cũng khiến ta khó sinh hoạt và nhất định sẽ yếu thế hơn người toàn vẹn. Các quân cờ là những bộ phận thân thiết của Tướng nên quân cờ nào mất cũng làm Tướng yếu thế, dễ bị vây hãm, đánh bí

- Ở cờ Tướng, tối kỵ là để mất quân (thua quân đối phương), trừ khi đã có kế hoạch nhử cho đối phương ăn quân để ta thắng thế, thắng nước, lợi quân như “Phế Mã tranh tiên”, “Thí Pháo bắt Xe” v.v… lúc nào ta cũng nên bảo toàn lực lượng, cảnh giác việc mất quân. Nếu lực lượng tấn công bị mất một vài quân sẽ giảm hiệu năng kỳ chiến. Nếu lực lượng phòng thủ cũng bị mất đi vài quân như Sĩ, Tượng thì thật khó giữ an toàn cho Tướng. Trong cờ Tướng, có sức mạnh tổng hợp nhờ sự liên hoàn hỗ trợ lẫn nhau. Nếu còn đủ Sĩ, Tượng thì một Xe khó thắng được. – “Tướng, Sĩ, Tượng toàn đơn Xa bất sát” là như vậy. Trong một ván cờ từ khai cuộc đến kết cuộc hẳn phải có nhiều quân cờ bị mất, nhưng sự hy sinh mất mát đó phải có lợi cho ta (lợi quân hoặc lợi nước) hơn đối phương mới được.